Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Phường Thiệu Khánh  - TP.Thanh Hóa

Ngày 21/03/2024 Ủy ban nhân dân phường Thiệu Khánh long trọng tổ chức Lễ hội chùa Vồm Bàn A Sơn. Lễ hội

Đăng lúc: 11:09:53 27/03/2024 (GMT+7)
100%


 
 

 

Sáng ngày 21/3/2024 UBND phường Thiệu Khánh đã long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Chùa Vồm. Đến dự buổi lễ có đồng chí Hoàng Ánh Sáng - Phó Trưởng phòng Nội vụ thành phố, đại diện lãnh đạo địa phương, các vị trụ trì, sư thầy, sư cô, các tăng ni, phật tử chùa Vồm và đông đảo Nhân dân phường Thiệu Khánh.

 

 

 ảnh 2.jpg

Các quý vị đại biểu và các vị khách quý cùng tăng ny phật tử

tham dự lễ khai mạc lễ hội truyền thống

                Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh Chùa Vồm - Bàn A Sơn, phường Thiệu Khánh TP.Thanh Hoá được xây dựng từ thời Hậu Lê (năm 1460). Trải qua quá trình lịch sử, Chùa Vồm đã nhiều lần được tôn tạo và tu sửa, là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của Nhân dân địa phương. Hiện chùa còn lưu giữ được di vật có niên đại cổ xưa như: Tượng Phật di Đà được tạc vào vách núi. Chùa Vồm - Bàn  A Sơn là một bảo tàng sống về đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, ở đó tích tụ vô số những phong tục tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật. Nơi đây còn in dấu chân của vua Lê Hiến Tông vào năm 1501. Chúa Trịnh Sâm, Ngô Thi Sỹ, Bùi Dị cũng đã có những dòng thơ tạc vào vách núi ca ngợi về thập cảnh Bàn A Sơn nơi này....

 Chùa Vồm- Bàn A Sơn được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1989 và công nhận lại theo Quyết định số 4173/QĐ-UBND ngày 14/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh hoá.  Cụm di tích nằm thế tựa sơn trên dãy núi Bàn ASơn hùng vĩ, gió mát quanh năm cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp,  bao quanh là những cánh đồng, bãi phù sa tươi tốt, tạo nên một môi trường thanh bạch cổ kính. Nơi đây còn bảo tồn và lưu giữ những giá trị truyền thống văn hóa lâu đời, hướng tới chân, thiện, mỹ những truyền thống quý báu của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn ăn quả nhớ người trồng cây”. Mảnh đất linh thiêng này là nơi hội tụ nhiều sắc màu văn hóa, là nơi giao thoa và kết tinh văn hóa tín ngưỡng của nhân dân, tạo thành một sắc thái văn hóa thống nhất.

 anh 7.jpg

                      Tiết mục văn nghệ biểu diễn tại lễ hội

          Cứ mỗi độ xuân về  nhân dân địa phương và du khách thập phương lại tưng bừng về với lễ hội truyền thống, lễ hội là mối gắn kết cộng đồng trong một khối thống nhất của tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam. Góp phần xây dựng giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc và truyền thống lịch sử văn hóa tín ngưỡng địa phương.

                                ảnh 8.jpg

     Tiết mục văn nghệ biểu diễn tại lễ hội

Nơi đây còn được in dấu chân của vua Lê Hiến Tông vào năm 1501;  Chúa Trịnh Sâm, Ngô Thi sỹ, Bùi Dị cũng đã có những dòng thơ tạc vào vách núi ca ngợi về thập cảnh Bàn A nơi này.           

 ảnh 9.jpg

              Tiết mục văn nghệ biểu diễn tại lễ hội

Di tích lịch sử văn hoá và danh thắng Chùa Vồm là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương và của du khách thập phương, gần xa thường đến cầu nguyện. Đến nay nhân dân và khách thập phương xa gần đều nhớ ngày 12  tháng hai âm lịch hằng năm là ngày khai hội.

anh 10.jpg

                   Tiết mục văn nghệ  biểu diễn tại lễ hội

Hội thi kéo co, đập niu đất, cờ tướng trong lễ hội truyền thống chùa Vồm năm 2024

ảnh 3.jpg

Phân  thi kéo co

 ảnh 4.jpg
Phần thi kéo co
ảnh 5.jpg
Trò chơi truyền thông đập Niu đất
anh11.jpg
 Phần thi cờ tướng

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
99
Hôm qua:
125
Tuần này:
936
Tháng này:
3973
Tất cả:
253666

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289